Ý nghĩa trong phật giáo ''nghiệp từ miệng mà ra''

11/05/2016 01:30
Lời nói cũng giống như cốc nước, một khi đã hắt đi rồi thì không lấy lại được một lời nói ra cũng không lấy lại được. Cho nên trước khi nói bạn nên suy nghĩ thận trọng

Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''. Lời nói cũng giống như cốc nước, một khi đã hắt đi rồi thì không lấy lại được một lời nói ra cũng không lấy lại được. Cho nên trước khi nói bạn nên suy nghĩ thận trọng

Giao tiếp là một nghệ thuật dù là lời nói có hay ý đẹp đến đâu cũng nên cân nhắc kỹ càng trước khi nói. Đôi khi vô tình trong lời khen người này lại làm chạnh lòng người kia như thế chưa phải là khéo léo. Nói những điều không tốt thì bất cứ người nghe nào cùng sẽ cảm thấy khó chịu vậy thì tốt nhất không nên nói.

Chúng ta thường cố gắng sẽ không làm những việc thiếu đức nhưng những lời nói thiếu đức và khó nghe có thể bạn vẫn nói ra hằng ngày. Theo thời gian thì nó sẽ chồng chất thành núi, họa phúc đều từ miệng mà ra vì thế nói chuyện mà không có đức thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Xem thêm >> Cay đắng chứng kiến cảnh con dâu ăn thịt cả nhà chồng

 

1

Có một câu chuyện rất hay và ý nghĩa các bạn cùng đọc để hiểu được ''nghiệp từ miệng mà'' ra là thế nào nhé:

Tại một ngôi làng có 1 chàng trai đến tuổi 30, ngoại hình tuấn tú ưa nhìn nhưng đến nay sự nghiệp thì không thành trong khi bạn bè cùng tuổi thì đã nhà cửa đề huề, gia đạo ấm êm. Nhìn lại bản thân anh thì lôi thôi lêch thếch, vợ thì chưa có con thì chưa sinh, thân thể sống như đi mượn cuộc sống tuềnh toàng. Mọi người dùng những lời nói tốt khuyên nhủ anh thì anh coi thường chẳng thèm quan tâm. Thậm chí nhiều khi anh đáp lại thiện chí của họ bằng cách trợn mắt nhau màu quát tháo ầm ĩ.

Anh ta quyết tâm xây dựng sự nghiệp và đã mở một cửa hàng nhỏ nhưng không có tư tưởng tiến thủ không có chí lớn chỉ biết sống ngày này qua ngày khác. Buôn bán chẳng đến đâu còn thua lỗ khiến thêm gánh nặng cho gia đình anh. Một mình anh đã làm khổ bao nhiêu người thân phải chạy vạy để trả nợ khiến gia đình kiệt quệ. 

Sau thời gian làm ăn thua thiệt gặp lại mà bạn bè không nhận ra anh nữa họ thắc mắc nhìn tướng mạo cũng ổn vậy tại sao không vinh quý. Quan sát kỹ thì họ phát hiện ra anh ta là một kẻ khấu đức rất kém, nói năng thô lỗ chuyên buông lời cay độc, không tôn trọng người lớn tuổi, không tôn kính Thần Phật....

Phúc đức đều do cái miệng mà ra, dù chưa bao giờ làm việc vô đạo nhưng khi miệng bạn tạo nghiệp thì cũng sẽ vận vào mình một cách ghê gớm ''ngôn do tâm sinh''. Vì thế hãy giữ đức từ miệng không nên chua ngoa cay nghiệt thế mới được hưởng phúc đức. Miệng nói ra lời hay tâm chứa nhiều hảo tâm như thế sẽ được hồi báo tốt. Điều đầu tiên để thể hiện hảo tâm đó chính là cần biết đủ và cần biết cảm ơn khi mình được giúp đỡ. 

Giống trong kinh phật vậy những lời Phật nói ra truyền lại cho chúng ta nhu mềm và thuyết phục chúng sinh vì thế chúng sinh rất thích nghe phật giảng hay đọc sách kinh phật. Đó là do Phật tu tại tâm để có những lời lẽ như thế.

2

Xem thêm >> Những bài tâm sự hay

Ốc Đinh

Ý nghĩa trong phật giáo ''nghiệp từ miệng mà ra'' - Tâm Sự