Hoa xuyến chi: 'Thần dược' núp bóng loài cây dại ven đường

27/10/2016 03:45
Không chỉ là loài hoa mọc dại ven đường, hoa xuyến chi còn là bài thuốc dân gian chữa được rất nhiều chứng bệnh.

Hoa xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa, một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay rất nhiều người thường nhầm lẫn hoa xuyến chi với “hoa cứt lợn”.

Hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m, cành rậm thường mọc theo từng nhóm. Hoa xuyến chi thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc thành quần thể dày đặc trên đất sau nương rẫy, bãi hoang và dọc theo đường đi…

hoa-xuyen-chi-than-duoc-nup-bong-loai-cay-dai-ven-duong-0Hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m.

Trong Đông y, hoa xuyến chi còn được các danh y gọi là hoa đơn kim, đơn kim thảo hay còn có một số tên khác như cúc áo, cương hoa thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo, quỷ châm thảo...

Đơn kim thảo có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu tụ. Loài hoa này còn được dùng trong một số bài thuốc để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.

Không chỉ là một loài cây dại mọc 'vô thưởng vô phạt' bên vệ đường, cây xuyến chi còn có thể trở thành bài thuốc chữa trị nhiều bệnh:

Rắn cắn, mề đay, nổi mẩn, bị thương, lở trĩ

Lá đơn kim thảo 10g, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau hoặc vết thương

Viêm họng, viêm thanh quản

Đơn kim thảo lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15 g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang.

hoa-xuyen-chi-than-duoc-nup-bong-loai-cay-dai-ven-duong-1Hoa xuyến chi được dùng trong một số bài thuốc để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.

Viêm gan virus

Đơn kim thảo cả hoa và lá 20g, diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 2g, cam thảo đất 15g, bồ bồ 15g, hạt dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức

Đơn kim thảo cả lá và hoa, lá cây đại, 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc.

Đau răng, sâu răng

Đơn kim thảo cả hoa và lá, giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng

Trẻ sốt cao

Đơn kim thảo hoa và lá 20 g, sài đất 20 g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ.

Ngoài ra, đơn kim thảo cũng thường dùng để nấu nước tắm (100–200g nấu với 4–5 lít nước), rồi lấy bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả. Lá tươi giã nát dùng đắp lên mi mắt khi bị đau mắt. Vào mùa hè dùng cây lá nấu thay chè uống phòng bệnh đường ruột.

>>Mẹo hay bỏ túi làm đẹp với Vitamin E không phải ai cũng biết

>> Thêm một cách làm đẹp tóc mượt và trơn chỉ trong vòng 1 nốt nhạc

>>Chỉ cần 2 nguyên liệu này và 2 phút để triệt lông nách vĩnh viễn tại nhà

suckhoe.com

Hoa xuyến chi: 'Thần dược' núp bóng loài cây dại ven đường - Sức Khỏe