Công dụng của nghệ đen và những bài thuốc bạn nhất định phải ghi chép lại

11/10/2016 13:02
Đây là cây thuốc thông dụng chữa nhiều bệnh ở phụ nữ, đặc biệt là đau bụng kinh.
nghệ đen1

Theo Đông y, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen thường được dùng để hỗ trợ chữa ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da (dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần); đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều; ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua; chữa các vết bầm tím trên da...

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, nơi đất xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ tươi hoặc phơi khô.

Người bệnh có thể dùng nghệ đen để chế biến món ăn, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là dùng làm thuốc.

Xem thêm :Hướng dẫn sử dụng  lò nướng hafele

- Chữa hành kinh không thông, chứng huyết ứ, có nhiều huyết khối bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.

Cách dùng: Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống hàng ngày mỗi ngày một thang.

- Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống hàng ngày ngày một thang.

- Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, khiên ngưu (sao) 40g, cốc nha 20g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, hạt cau 40g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).

nghệ đen

Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, đầy hơi, chậm tiêu, lạnh bụng, mệt mỏi, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

- Nghệ đen tán: Nghệ đen, hồi hương, bạch chỉ, đương quy, cam thảo, thục địa, xuyên khung, bạch thược... Các vị lượng bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.

Tác dụng: Bổ khí, trị nhiều bệnh về khí huyết, dưỡng huyết… Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, thể trạng xanh xao, tiêu hóa hấp thu kém, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.

- Trị đầy bụng: Nghệ đen và tam lăng, mỗi vị 6g, vỏ quýt 15g, lúa mạch 9g, sắc uống chung.

- Hành kinh có máu đông thành cục, đau bụng kinh, rong kinh: Lấy nghệ đen và cao ích mẫu, mỗi thứ 15g sắc uống mỗi ngày một thang.

- Đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh: Tán 100g nghệ đen và 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần uống 2g kèm theo một ít giấm pha loãng.

- Viêm gan vàng da: Nghệ đen, nghệ vàng, quả tắc non, cỏ cú, tất cả đồng lượng, phơi khô tán bột, trộn với mật ong làm viên uống ngày 1-2g.

>>Mẹo hay bỏ túi làm đẹp với Vitamin E không phải ai cũng biết

>> Thêm một cách làm đẹp tóc mượt và trơn chỉ trong vòng 1 nốt nhạc

suckhoe.com

Công dụng của nghệ đen và những bài thuốc bạn nhất định phải ghi chép lại - Sức Khỏe