Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

03/07/2020 09:48
Anh chị em trong nhà có tranh cãi là chuyện hết sức bình thường. Điều quan trọng là cách giải quyết của chúng sau mỗi cuộc cãi vã đó như thế nào.

Anh chị em trong nhà có tranh cãi là chuyện hết sức bình thường. Điều quan trọng là cách giải quyết của chúng sau mỗi cuộc cãi vã đó như thế nào.

Mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nếu bố mẹ tìm được điểm cân bằng và biết hướng dẫn để con tự giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ gợi ý một số cách cho cha mẹ có thể dùng để kết thúc những cuộc cãi vã không hồi kết giữa các con, đặc biệt là giữa bé trai và bé gái.

Lấy ví dụ cho trẻ về các nhân vật trong truyện hoặc phim hoạt hình

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Một số nhân vật hoạt hình hoặc trong truyện cổ tích yêu thích của con mình lúc nào cũng có xung đột với chị em trong nhà. Nhưng ở đây, cái kết luôn rất tốt đẹp và câu chuyện, hình mẫu đó xứng đáng để cha mẹ dạy cho con của mình. Hãy chắc chắn cách truyền đạt của mình để bé hiểu được cũng như tự tìm ra được cách giải quyết phù hợp nhất mỗi khi xảy ra xung đột.

Bắt trẻ nộp tiền phạt và làm việc nhà nếu có cãi vã

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Mỗi khi thấy những đứa con cãi nhau, bạn hãy phạt chúng bằng cách yêu cầu chúng phải cho vào trong chiếc bình một số tiền nhỏ. Nếu con bạn không có tiền, hãy viết những công việc mà chúng có thể làm trong nhà vào nhiều mảnh giấy, gấp lại cho vào chiếc bình và yêu cầu chúng thực hiện. Những ý tưởng này có thể khiến bọn trẻ chán nản với việc cãi nhau.

Viết ra những suy nghĩ của mình

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Sau mỗi "cuộc chiến", phụ huynh nên cho con ngồi lại, viết ra cảm xúc của mình. Điều này giúp trẻ nói ra cảm nhận, đồng thời giúp vấn đề trở nên đơn giản. Trẻ sẽ sớm nhận ra mình đánh nhau với anh em ruột thịt vì chuyện không đáng. Ngoài ra, với những trẻ không thích viết lách, đây coi như hình phạt, khiến chúng ngại gây gổ.

Nói chuyện riêng với từng người

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Trẻ em rất hay ganh tị, nhất là khi chúng thấy cha mẹ đối xử không công bằng giữa các anh chị em. Và chừng nào cha mẹ còn chưa dành sự chú ý đồng đều cho các con của mình thì chừng đó trẻ vẫn sẽ còn đánh nhau để gây sự chú ý.

Vì vậy, bạn hãy dành thời gian riêng cho từng đứa con của mình. Khoảng thời gian đó chỉ có một mình trẻ trò chuyện, tâm sự với cha mẹ. Và hãy luôn nhớ san sẻ sự quan tâm của mình cho mỗi đứa con là như nhau.

Yêu thương và bảo vệ lẫn nhau

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Nếu như bạn bênh một đứa trẻ nào đó, đứa còn lại sẽ nghĩ rằng chúng không được yêu quý bằng và điều này có thể khiến mối quan hệ giữa các đứa trẻ trở nên căng thẳng hơn. Thay vào đó, hãy để các con tự giải quyết vấn đề hoặc bắt chúng phải bày tỏ nhu cầu với nhau.

Để những đứa trẻ cùng nhau giải quyết một vấn đề nào đó

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Nếu con đang đánh nhau, phụ huynh nên tạo việc gì đó, ví dụ câu đố, để trẻ hợp tác hoàn thành. Khi trẻ giải xong câu đố, người lớn có thể đưa ra thử thách khó hơn, giúp con vừa quên mất mâu thuẫn vừa biết cách giúp đỡ, hỗ trợ nhau.

Những hoạt động ngoài trời cùng nhau

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Nếu có nhiều thời gian ra ngoài thư giãn, tham gia các trò chơi với nhau thì trẻ sẽ dần nhận thức được rằng gia đình là nơi của niềm vui, hạnh phúc chứ không phải nơi để cãi nhau, la hét. Thói quen cục cằn, cáu giận của những đứa trẻ cũng sẽ dần biến mất, khiến chúng luôn nghĩ về những điều vui vẻ và hòa thuận hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau

Khi thấy trẻ tranh cãi, cha mẹ hãy hỏi từng đứa xem vấn đề của đứa kia là gì, đó có phải là vấn đề rất to, bình thường hay chỉ là vấn đề nhỏ nhặt. Lúc này, đứa trẻ khi được hỏi sẽ suy nghĩ lại và thấy rằng mình đang "chuyện bé xé ra to". Cách này cũng giúp chúng suy nghĩ để giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Lý do không nên siêu âm thai 4D nhiều mà bà bầu nào cũng nên biết Xem thêm

ngoisao.vn

Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau - Sức Khỏe